Làng Cổ Đường Lâm – Địa Điểm Sống Ảo Đầy Lý Thú

 

 Nằm cách Hà Nội hơn 50km, Làng Cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006. Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội.

  1. Tổng quan về Làng cổ Đường Lâm

 

 

Đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước Việt Nam trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Xét về khía cạnh bảo tồn lịch sử văn hóa nghệ thuật cũng như quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau Phố cổ Hội An và Phố Cổ Hà Nội. Nơi đây vẫn còn vẹn nguyên nghệ thuật và kiến trúc của một làng cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Làng cổ Đường Lâm – Cổ trấn bị lãng quên

Đến với Làng cổ Đường Lâm bạn sẽ thấy được hầu hết các nét đặc trưng của một ngôi làng xưa. Với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa miếu, đường làng quanh co, ngõ nhỏ, những ngôi nhà gỗ cổ, những bức tường được xây bằng gạch đỏ hoặc trát bùn xưa… làng cổ Đường Lâm hiện lên giữa thời kỳ hiện đại hóa của đất nước như một cổ trấn đầy hoài niệm và yên bình.

 

 

Được ví là “Cổ trấn bị lãng quên” nhưng thực sự ngày nay Làng cổ Đường Lâm rất nổi tiếng. Đây là địa điểm cực kỳ thu hút người dân và khách du lịch tới tham quan khám phá.

Làng cổ Đường Lâm ở đâu?

Trực thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội chỉ 40 – 50 km về phía Đông. Nằm ngay cạnh ngã ba giao cắt giữa đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 32, làng cổ Đường Lâm rất thuận tiện để du khách tìm tới thăm quan.

 

 

Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt với rất nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng như Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, bà chúa Mía, Ngô Quyền, bà Man Thiện… Chính vì cùng là nơi sinh của 2 vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền nên Đường Lâm còn được biết đến với tên gọi “Mảnh đất 2 vua”.

  1. Đi tới làng cổ Đường Lâm như thế nào?

Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội tầm 50km. Vì thế để di chuyển tới đây bạn nên lựa chọn một trong bốn cách sau:

Đi xe buýt

Đây là cách an toàn và kinh tế nhất. Để đến được Đường Lâm, bạn hãy bắt các xe buýt tuyến số 77 (Hà Đông – Sơn Tây), tuyến 70 (Kim Mã – Sơn Tây) hay tuyến 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây). Khi đi xe buýt này hãy xuống ở điểm dừng là bến xe Sơn Tây sau đó bắt xe ôm hoặc taxi vào làng cổ Đường Lâm. Số tổng đài taxi tại Sơn Tây là 0243 362 6262.

Đi xe khách

Xe khách là một lựa chọn không phải không hợp lý khi muốn đi từ Hà Nội tới Đường Lâm. Bởi vì bắt xe khách tuyến Mỹ Đình – Phú Thọ khá tiện đường và có nhiều chuyến liên tục chỉ cách 1 tiếng 15 phút lại có một chuyến mới.

Phương tiện tự túc

Do khoảng cách không quá xa nên nếu bạn muốn có được trải nghiệm tự do khám phá có thể lựa chọn phương tiện tự túc là xe máy hoặc ô tô cá nhân. Có 2 cung đường để bạn tham khảo đó là:

  • Từ trung tâm Hà Nội đi theo Đại lộ Thăng Long rồi rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc. Tiếp theo bạn đi theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư đường 32 rồi đi theo bảng chỉ dẫn vào Đường Lâm
  • Từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo đường 32 lên thị xã Sơn Tây. Tiếp tục đi trên đường 21 và tìm tới ngã tư phía bên tay trái để đi tới cổng làng Đường Lâm

Lựa chọn dịch vụ của các công ty du lịch lữ hành

Ngoài 3 cách ở trên bạn có thể lựa chọn dịch vụ của các công ty lữ hành du lịch bởi đây là một điểm tham quan khá nổi tiếng tại Hà Nội. Các công ty này sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói cũng như tư vấn lộ trình du lịch tham quan làng cổ Đường Lâm và các danh thắng khác của Hà Nội tốt nhất. Thiết nghĩ nếu là du khách nước ngoài bạn nên lựa chọn dịch vụ này để có chuyến tham quan du lịch Làng cổ Đường Lâm thuận tiện và an toàn nhất.

  1. Các địa điểm tham quan ở Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm có rất nhiều địa điểm tham quan gắn liền với kiến trúc, văn hóa làng quê xưa cũ hoặc các nhân vật, sự kiện lịch sử. Mỗi địa danh này lại có những câu chuyện với sức hút và ý nghĩa riêng mà chúng ta nên đến tận nơi, tận mắt chứng kiến, tìm hiểu, lắng nghe và cảm nhận.

Cổng làng Mông Phụ

Được xây dựng theo kiểu Thượng gia hạ môn tức dưới là cổng trên là nhà, Cổng làng Mông Phụ mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa của thời nhà Lê. Ngày xưa cổng làng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của những người nông dân, những người đi tuần, những người đi chợ về. Đây cũng là nơi mang đậm hồn quê mà những người xa quê luôn nhớ về và tìm về đầy xúc động.

 

 

Giống như nhiều chiếc cổng làng thời phong kiến khác, cổng làng Mông Phụ được làm bằng đá ong với hai cánh cổng hình cánh dễ làm bằng gỗ lim. Bên phải cổng là hồ nước rộng lớn còn bên trái là một cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi. Vì vẻ đẹp thoáng đạt yên bình này mà cổng làng Mông Phụ không chỉ là điểm nghỉ ngơi tham quan thú vị mà còn là nơi chụp ảnh lý tưởng của các du khách khi đến với Làng cổ Đường Lâm.

Đình làng Mông Phụ

Được xây dựng năm 1684, Đình làng Mông Phụ gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Tả Mạc và Hữu Mạc hai bên và tòa Đại đình ở giữa. Đây là kiến trúc kiểu chữ Công thường gặp ở các triều đại phong kiến xưa kia. Bên trong đình còn lưu giữ rất nhiều bức hoành phi câu đối cổ có niên đại mấy trăm năm. Hai bên hông đình là hai giếng cổ.

 

 

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nằm trong khuôn viên thôn Mông Phụ, nhà thờ họ Giang là di tích được xây dựng từ thời vua Tự Đức nhằm tưởng nhớ công ơn của Thám hoa Giang Văn Minh - người được vua Lê Thần Tông cử đi sang Trung Quốc và sẵn sàng đối đáp với nhà vua và quần thần nhà Minh để bảo vệ danh dự dân tộc.

Các ngôi nhà cổ

Làng cổ Đường Lâm có tất cả 956 ngôi nhà cổ được xây dựng từ những năm 1649. Các ngôi nhà ở đây đều được xây 5 gian hay 7 gian bằng các vật liệu truyền thống như gỗ xoan, tre nứa, gạch đất nung, ngói, đá ong, đất nện hay mùn cưa…Khuôn viên các ngôi nhà đều rộng rãi và phân thành nhiều khu: nhà chính, nhà ngang, sân, bếp, vườn, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, cổng có mái che…Những ngôi nhà cổ đẹp nhất, nổi tiếng nhất ở Đường Lâm 

 

 

Nhà của ông Nguyễn Văn Hùng

Đây là ngôi nhà vô cùng ấn tượng với chiếc cổng cổ xưa cùng lối vào nhà rợp bóng cây tơ hồng. Bước vào không gian trong nhà là một cảm giác bình lặng, tĩnh mịch và vô cùng mát mẻ bởi ngôi nhà chủ yếu được làm bằng gỗ lim và gỗ mít và được trạm trổ hoa văn tinh xảo.

Nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến

Nhà cổ của ông Huyến thu hút du khách thăm quan bởi không gian xanh mát cây cối và khoảng sân xếp đầy tăm tắp các vại tương màu nâu trầm do nghề nấu tương bao đời cha ông để lại. Mọi đồ vật đều cổ xưa rất hòa quyện với những bức hoành phi câu đối được trưng khắp nơi trong căn nhà.

 

 

Nhà cổ của chị Dương Lan

Nét đặc biệt ở nhà của chị Lan nằm ở những đồ trang trí hình chiếc sừng và bục cửa rất cao khiến ai muốn bước vào trong căn nhà đều phải cúi rạp mình. Những điều này đều thể hiện đây là ngôi nhà của người đỗ đạt làm quan.

Đền thờ Phùng Hưng

Phùng Hưng là thủ lĩnh trong cuộc nổi dậy chống lại ách đô hộ hà khắc của nhà Đường thời Bắc thuộc tại Việt Nam. Sau khi khởi nghĩa thành công, Phùng Hưng đã xây dựng chính quyền tự chủ và cai trị trong 7 năm.

Để tưởng nhớ vị vua đặc biệt này, đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi. Tuy nhiên nếu linh thiêng và quy mô nhất phải kể đến đền thờ Phùng Hưng ở Làng cổ Đường Lâm. Sở dĩ như vậy là bởi Đường Lâm là nơi vị anh hùng dân tộc này được sinh ra và lớn lên.

Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền

Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền

Từ đền Phùng Hưng đi thêm 500 mét du khách sẽ tới được lăng mộ Ngô Quyền. Lăng mộ thờ Ngô Quyền nằm giữa cánh đồng lúa bát ngát đầy tĩnh mịch và xung quanh là các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử oai hùng và ly kỳ. Đó là đồi Hùm nơi thủ lĩnh Phùng Hưng đánh hổ cứu dân hay rặng chuối buộc voi chiến của Ngô Quyền thời xưa.

Giếng cổ Đường Lâm

Tại làng cổ Đường Lâm có rất nhiều giếng cổ. Cũng như Đình làng, Giếng nước được coi là linh hồn của nhiều làng quê Việt Nam. Đi tham quan quanh Đường Lâm bạn sẽ bắt gặp rất nhiều giếng cổ. Nếu được bạn hãy múc những xô nước dưới giếng cổ để cảm nhận được dòng nước mạch vô cùng trong vắt và mát rượi ở nơi đây.

Chùa Mía

Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) được xây trên khu đất cao thuộc thôn Đông Sàng. Đây là nơi lưu giữ hàng trăm pho tượng Phật quý hiếm. Bước vào không gian của chùa Mía bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên của tâm hồn trong không gian của Phật pháp nhiệm màu vô cùng tôn nghiêm và thanh tịnh.

 

 

  1. Kinh nghiệm du lịch Làng cổ Đường Lâm

Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm sẽ rất hữu ích cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nên đi du lịch làng cổ Đường Lâm vào khi nào?

Đi du lịch làng cổ Đường Lâm vào thời gian nào trong năm cũng được. Tuy nhiên nếu để thấy hết được vẻ đẹp thôn quê Việt Nam thời xưa quý khách nên chọn đi vào mùa lúa chín khoảng tháng 5, tháng 6 hoặc mùa lễ hội vào tháng 1 âm lịch hàng năm.

Nếu đến Đường Lâm vào mùa lúa chín bạn sẽ không chỉ được ngắm vẻ cổ kính, dân dã của làng quê Việt Nam xưa mà còn thấy được cảnh đồng quê vô cùng thanh bình nên thơ. Những cánh đồng lúa chín vàng ươm, những đống rơm thơm mùi lúa mới, những sân thóc mẩy hạt gợi lên hình ảnh thôn dã ấm no, bình yên đến lạ.

 

 

Ngược lại nếu đến Làng cổ Đường Lâm vào mùa lễ hội tức tháng Giêng âm lịch hàng năm bạn lại được trải nghiệm và chứng kiến cảm nhận nét đẹp văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc của một làng quê Bắc Bộ xưa. Các trò chơi dân gian như cờ tướng, bịt mắt bắt vịt, chọi gà, hội thi kéo co…với không khí vui tươi rộn rã, tiếng trống cổ vũ râm ran đầu hồi chắc chắn sẽ khiến bạn cảm nhận được không khí lễ hội rộn rã, tưng bừng khó quên.

Giá vé tham quan Đường Lâm

Giá vé vào tham quan Làng cổ Đường Lâm rất rẻ chỉ 20.000 đồng đối với người lớn và 10.000 đồng đối với trẻ em. Có thể nói đây là mức giá tham quan rẻ nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn so với các nước khác trên thế giới.

Các dịch vụ ở Làng cổ Đường Lâm

Tham quan tất cả các điểm nổi tiếng trong làng cổ Đường Lâm không phải quá rộng lớn. Tuy nhiên nếu bạn mỏi mệt hoặc muốn đi một vòng quanh làng, dạo quanh đồng ruộng, hay muốn đi tham quan các điểm xa một chút các bạn có thể thuê xe đạp với giá khoảng từ 30 tới 50 ngàn đồng/ngày.

Ngoài thuê xe đạp, bạn còn có thể đặt cơm hoặc dịch vụ homestay để có thời gian và những trải nghiệm đầy đủ, trọn vẹn nhất nơi làng quê thanh bình và cổ xưa này. Nên đặt cơm trước ngày/giờ khởi hành bởi những gia đình ở đây sẽ chỉ bắt đầu nấu nếu có người đặt cơm. Bạn có thể gọi các số 0364 105 180 nhà cô Dương Lan hoặc 0243 326 0128 nhà ông Hùng để đặt cơm, đặt dịch vụ homestay hay thuê xe đạp.

  1. Ăn gì ở Làng cổ Đường Lâm?

Khá là thiếu sót nếu như đến Làng cổ Đường Lâm mà không thưởng thức một bữa cơm quê hay ngồi nhâm nhi trà đạo tại nơi đây. Đến Đường Lâm nhất định bạn nên dành thời gian ngồi nhâm nhi tách trà cùng những chiếc kẹo dồi, kẹo mè, kẹo đậu phộng thơm bùi hay bát chè lam ngọt mát.

Đặc sản kẹo dồi, kẹo lạc

Bạn cũng có thể nếm những chiếc bánh tẻ nóng hổi hoặc đặt làm một bữa cơm quê chính hiệu với món thịt quay đòn óng vàng, thơm nức mũi hay món gà mía giòn dai, thơm ngọt. Trong mâm cơm quê đó không thể thiếu một đĩa rau muống chấm tương hoặc món cà dầm tương hay món thịt luộc dầm tương vô cùng hấp dẫn.

 

Dù là thưởng cơm hay thưởng trà thì những mẹt đựng đậm chất thôn quê cùng những lời mời chào nhẹ nhàng thân tình và sập kệ ngồi mộc mạc trong không gian bình lặng, cổ kính của những ngôi nhà cổ cũng tạo nên cảm giác vô cùng đặc biệt và ngon miệng. Chẳng thế mà người Đường Lâm có những câu thơ ca rằng:

Dù ăn bánh kẹo mười phương

Không bằng kẹo lạc bộn đường quê tôi

Trắng phau là phong kẹo dồi

Giòn tan kẹo bột, bồi hồi tình quê

Chè kho ngọt lịm đam mê

Nhớ cơm phố Mía tìm về Đường Lâm"

  1. Gợi ý lịch trình tham quan làng cổ Đường Lâm 1 ngày

Bạn có thể kết hợp du lịch làng cổ Đường Lâm với các địa điểm gần đó như Thành Cổ Sơn Tây, Đền Và hay đền Măng Sơn. Chúng tôi xin gợi ý lịch trình du lịch Làng cổ Đường Lâm 1 ngày để bạn tham khảo như sau:

  • 7h: Xuất phát từ Hà Nội đi Sơn Tây
  • 8h30: Tham quan Đền Và ở thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây
  • 9h00: Đến Đường Lâm
  • 9h30 đến 11h30: Tham quan các địa danh Cổng làng, đình làng Mông Phụ, các ngôi nhà cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh
  • 11h30: Ăn trưa nghỉ ngơi
  • 13h30: Tham quan đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng, chùa Mía
  • 15h30: Tham quan thành cổ Sơn Tây
  • 17h: Khởi hành về Hà Nội

Hi vọng những kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm mà chúng tôi trình bày chi tiết ở trên đã giúp bạn xây dựng được lịch trình tham quan khám phá Đường Lâm thuận tiện, trọn vẹn và nhiều niềm vui nhất.

=>>> Một tin vui cho các bạn đi bay tại sân bay Nội Bài muốn tìm một nơi nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian chờ chuyến bay hoặc nối chuyến sau một chuyến bay dài mệt mỏi. Nhanh tay bấm vào https://hanoiairporthotels.vn/ xem chi tiết và liên hệ book phòng luôn nhé.