CÔNG VIÊN LÊ NIN – KHÔNG GIAN XANH GHI ĐẬM DẤU ẤN THỦ ĐÔ
Trong lòng thủ đô Hà Nội thân thương, Công viên Lênin như một điểm đến trang trọng, gần gũi cho tất cả mọi người. Nơi đây hấp dẫn nhiều người không chỉ bởi một vị trí đắc địa, không gian xanh tuyệt vời mà còn bởi nơi đây đã ghi dấu ấn về một thời kỳ lịch sử hùng tráng của dân tộc Việt Nam.
Phía trước công viên
Công viên Lênin nằm trên ba mặt phố trung tâm của thủ đô Điện Biên Phủ, Trần Phú, và Hoàng Diệu rất thuận tiện cho bạn ghé thăm đây. Công viên Lênin cũng giống như những công viên xanh khác ở thủ đô Hà Nội nhưng nó lại có những đặc trưng riêng có mà bạn sẽ không thể tìm thấy được ở những nơi khác.
Công viên Lênin thu hút mọi người chính bởi cái tên đã theo dài dòng lịch sử đất nước, là nơi mang đậm dấu ấn về một thời kỳ oai hùng của đất nước. Có thể nói, công viên Lênin là một trong những công viên được xây dựng sớm nhất tại Hà Nội. Lịch sử đã ghi lại rằng, khoảng năm 1894 - 1897, thực dân Pháp phá và chiếm thành Hà Nội, chúng lấp hồ Voi làm vườn hoa và đặt cho nó một cái tên rất tây là Robin. Thực dân Pháp cho dựng lên ở đây một cụm tượng đài có hai lính Pháp; một tên giương súng chĩa vào Cột cờ, một tên vung tay ném lựu đạn. Các mặt xung quanh bệ của tượng đài, chúng đắp hình ảnh các tầng lớp người dân bản xứ là sĩ, nông, công, thương. Mặt trước của bệ thì đắp hình người nông dân vác cày, dắt trâu ra đồng. Vì thế nên người dân nước ta chỉ gọi là vườn hoa "Canh Nông". Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, nhân dân Hà Nội phá bỏ tượng đài thực dân ở vườn hoa Canh Nông nhưng vẫn giữ nguyên cảnh quan của nó. Mùa thu năm 1945, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công và nhân dân Hà Nội phá bỏ tượng đài thực dân ở vườn hoa Canh Nông nhưng vẫn giữ nguyên cảnh quan của nó. Sau đó, vườn hoa được mang tên Chi Lăng - địa danh gắn với một chiến thắng lừng lẫy của nghĩa quân Lam Sơn chống Nhà Minh xâm lược năm 1427. Năm 1982, Đảng và Nhà nước ta quyết định xây tượng đài Lênin ở vườn hoa Chi Lăng. Ngày 20-8-1985, bức tượng Lênin bằng đồng cao 5,2m đã được đặt trên bệ đá hoa cương cao 2,7m, quay mặt ra đường Điện Biên Phủ - một đường phố mang tên chiến thắng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, quân đội ta. Từ 7-10-2003, vườn hoa Chi Lăng được mang tên công viên Lênin. Như vậy, công viên đã trải qua rất nhiều cái tên nhưng cái tên nào cũng gắn liền với những chiến tích vang dội của dân tộc. Vậy nên khi đến đây, bạn sẽ không chỉ cảm nhận được nơi đây là một chốn dừng chân thư giãn mà còn cảm nhận được cả một chiều dài lịch sử oai hùng của dân tộc ta.
Công viên Lênin luôn là một điểm đến thân thuộc cho tất cả mọi người. Cũng giống như các công viên khác luôn rộng mở chào đón bạn, công viên Lênin có diện tích khoảng 17.000m², là một nơi có không gian khoáng đãng giữa lòng thủ đô Hà Nội. Công viên được trồng rất nhiều cây xanh tỏa bóng mát cho thủ đô trong những ngày hè oi ả. Nơi đây thường là địa điểm mà mọi người hay tới để dạo quanh, thư giãn hay tập thể dục. Đây cũng là nơi hay tổ chức các chương trình giao lưu cho các cháu thiếu nhi. Thỉnh thoảng dạo quanh đó, bạn cũng sẽ bắt gặp được các đôi uyên ương cùng nhau lưu giữ lại những bức ảnh cưới đẹp và lãng mạn nhất. Lúc ấy chắc bạn sẽ cảm thấy lòng bình yên đến lạ.
Không gian xanh trong công viên
Không chỉ vậy, nơi đây chính là minh chứng rõ nét nhất cho tình yêu mến, kính trọng với Lênin – vị lãnh tụ vĩ đại của thế giới. Bức tượng Lênin bằng đồng cao 5,2m đã được đặt trên bệ đá hoa cương cao 2,7m chính là thể hiện lòng yêu mến kính trọng của chúng ta đối với Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới. Vào những ngày lễ lớn của đất nước ta, đặc biệt đến ngày sinh Lênin và ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga 7-11 dưới chân tượng đài của Người, luôn có những lẵng hoa tươi rực rỡ. Cái tên công viên Lênin đã trở nên quen thuộc với nhân dân Hà Nội, nhân dân Việt Nam như niềm yêu mến kính trọng phẩm chất tài năng xuất chúng của vị lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và chưa bao giờ mờ phai trong lòng chúng ta.
Tượng đài Lênin - vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân
Nguồn -St-